Khóa học trực tuyến tự động hóa Omron là gì ?

Khóa học trực tuyến tự động hóa Omron là gì ?

Chương trình với nội dung tiếng Việt này giúp bạn tự học trên mạng về các sản phẩm tự động hóa đa dạng của Omron mà không cần phải có kiến thức sâu về Anh ngữ. Chỉ cần có máy tính kết nối Internet, bạn có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ đâu về các sản phẩm tự động hóa Omron và ứng dụng thực tế.

Nâng cao kiến thức – Bất cứ lúc nào, Bất cứ đâu

Giáo trình trên mạng cho phép bạn tự sắp xếp thời gian và địa điểm phù hợp (tại cơ quan, tại nhà, quán café…) để học về các thiết bị tự động hóa Omron.

Nắm bắt ứng dụng của các thiết bị tự động hóa dễ dàng
Chương trình có nhiều khóa học về các thiết bị tự động hóa khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp, giúp học viên nắm vững kiến thức một cách hệ thống: nguyên lý hoạt động, cách sử dụng tùy theo ứng dụng, các dòng sản phẩm quan trọng.
Các khóa này thích hợp cho các cán bộ kỹ thuật, kỹ sư trẻ làm việc trong lĩnh vực điện, tự động hóa tại các nhà máy, viện nghiên cứu, các công ty dịch vụ kỹ thuật, bán hàng tự động hóa, hoặc các sinh viên chuyên ngành năm cuối các trường dạy nghề, cao đẳng, đại học.

Tự kiểm tra đánh giá trình độ bản thân

Trong tất cả các khóa học, sau mỗi chương có phần câu hỏi ôn tập giúp bạn củng cố kiến thức. Cuối khóa có phần câu hỏi kiểm tra tính điểm giúp bạn đánh giá khả năng của bản thân.

Học trực tuyến với nhiều ngôn ngữ khác nhau

Hiện đã có khóa học với 8 ngôn ngữ, ngoài tiếng Việt, còn có: Anh, Pháp, Tây ban nha, Bồ đào nha, Nhật, Thái, Inđô. Sắp tới sẽ ra mắt khóa học với tiếng Đức, Nga, Ý, Trung, Hàn, Thổ Nhĩ Kì

Các khóa học hiện có

(Click vào các bài để xem chi tiết)

Khóa học

Nội dung

Giới thiệu Tự động hóa Nhà máy Khóa học dành cho người mới tiếp xúc với thiết bị tự động, giới thiệu tổng quan về các loại thiết bị tự động khác nhau và vai trò mỗi loại trong dây chuyền tự động hóa nhà máy.
Rơ le thông dụng trọng liên quan đến việc sử dụng, chẳng hạn như nguyên nhân gây mòn tiếp điểm.
Cảm biến quang Giới thiệu cấu trúc, chức năng, các chế độ hoạt động cùng ví dụ ứng dụng của nhiều loại cảm biến quang.
Cảm biến tiệm cận Giới thiệu cấu trúc, chức năng, các chế độ hoạt động, sự khác biệt giữa loại có bảo vệ và không có bảo vệ chống nhiễu của các loại cảm biến tiệm cận.
Cảm biến sợi quang Tìm hiểu sâu về cảm biến sợi quang, các loại bộ khuếch đại và đầu sợi quang, các chức năng cơ bản và nâng cao.
Bộ Nguồn Giới thiệu nguyên lý, các đặc tính của bộ nguồn xung ổn áp; các bộ nguồn thông dụng và ví dụ ứng dụng.
Điều khiển nhiệt độ Nguyên lý hoạt động, các thuật ngữ liên quan đến điều khiển nhiệt, các chức năng, chế độ điều khiển và đặc tính của mỗi loại.
Cơ bản về Bộ điều khiển lập trình PLC Tìm hiểu về cấu trúc, nguyên lý hoạt động, ứng dụng điều khiển của PLC.
Cơ bản về Biến tần (Truyền động AC) Tìm hiểu về cấu trúc, nguyên lý hoạt động, ứng dụng điều khiển của các loại biến tần.
Điều khiển Truyền động cơ bản Giới thiệu về các thành phần của hệ thống truyền động: nguyên lý, cấu trúc; cấu hình hệ thống cho các ứng dụng cụ thể.

 

Mục lục:

Bài 1: Giới thiệu về Tự động hóa Nhà máy

Bài 2: Cảm biến quang điện

Bài 3: Cảm biến Tiệm cận

Bài 4: Kiểm soát nhiệt độ

Bài 5: Bộ Nguồn

 Bài 6: Rơle Đa năng

Bài 7: Truyền động điện xoay chiều –( Biến tần)

Bài 8: Cảm biến Sợi Quang

Bài 9: Điều khiển Chuyển động Cơ bản

Bài 10: Khái niệm cơ bản về PLC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0948.956.835Chat Zalo