Mài mòn do Phóng hồ quang

Tiếp điểm rơle là những mảnh kim loại dẫn điện tiếp xúc với nhau để tạo ra một mạch giống như công tắc.

Khi các tiếp điểm mở, điện trở giữa các tiếp điểm rất cao và không có dòng điện nào giữa chúng. Khi các tiếp điểm được đóng, điện trở tiếp điểm rất thấp.

Tất cả các tiếp điểm rơle đều có một lượng “điện trở tiếp điểm” nhất định khi chúng được đóng và được gọi là “Điện trở khi đóng mạch”. Với rơle mới, điện trở tiếp điểm này sẽ rất thấp, thông thường nhỏ hơn 0,2Ω do các đầu mới và sạch.

Tiếp điểm rơle xử lý điện áp và dòng điện theo yêu cầu của tải.

Điện áp là một đơn vị đo lường điện thế. Khi điện thế đủ cao, phóng điện, hồ quang hoặc tia lửa sẽ đi qua các tiếp điểm.

Vì có khoảng cách rất nhỏ giữa các tiếp điểm trong một thời gian ngắn khi các tiếp điểm được mở hoặc đóng, phóng điện hoặc hồ quang điện có thể được tạo ra qua khoảng cách này nếu điện áp đủ cao.

Tia lửa này cũng sẽ tạo ra một lượng nhiễu tần số rađiô (RFI ) qua không khí và nhiễu trong hệ thống nguồn và có thể ảnh hưởng đến các mạch điện cạnh đó theo nhiều cách.

Khi các đầu tiếp điểm mòn và nếu chúng không được bảo vệ đúng khi dùng các tải cảm ứng hoặc điện dung cao, chúng sẽ thể hiện các dấu hiệu hòng hóc theo thời gian.

Phóng hồ quang khiến điện trở tiếp điểm tăng. Điện trở có thể trở nên quá nóng và điện trở tiếp điểm quá cao dẫn đến dòng điện truyền nhỏ ngay cả khi được đóng.

Trong các trường hợp nghiêm trọng, nếu dòng điện đủ lớn, các tiếp điểm có thể “dính” với nhau và không mở ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0948.956.835Chat Zalo