Tìm hiểu về lỗi quá áp trên biến tần OV1 OV2 OV3 Mua bán sửa chữa biến tần tại hà nội

Nhiều bạn có thắc mắc về lỗi quá áp ov1,ov2 và ov3 của biến tần. mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây về nguyên nhân và cách khắc phục lỗi này trên biến tần nhé.

Cơ bản về lỗi quá áp OV của biến tần

Một trong những lỗi phổ biến và thường rất dễ gặp trên biến tần là lỗi quá áp. Lỗi quá áp tiếng anh có nghĩa là over voltge, chính vì vậy trên biến tần phổ biến thường báo ov hay ov 1-2 gì đó. Đối với một số hãng biến tần thì cách thể hiện lỗi này là E7( e có nghĩa là error) hay f4( f có nghĩa là fault).

Lưu ý khi lỗi quá áp xảy ra thường là tức thời tại một thời điểm nhất định nên bạn chỉ có thể theo dõi điện áp DC bus lưu trên biến tần thời điểm lỗi mà thôi rất khó để đo được điện áp bị quá lúc này.

Khi biến tần xảy ra lỗi quá áp liên tục các bạn phải ngay lập tức tìm nguyên nhân và cách khắc phục tránh việc reset chạy lại nhiều lần có thể làm biến tần bị nổ hoặc hư hỏng nặng hơn. Khi gặp lỗi này các bạn phải bình tĩnh kiểm tra và giải quyết theo hai hướng như sau.

Lỗi quá áp OV do điện áp đầu vào biến tần quá cao

Nguyên nhân gây ra lỗi quá áp là điện áp đo về trên DC bus quá sao, vượt ngưỡng cho phép của biến tần nên sẽ gây ra lỗi. Một trong những nguyên nhân gây ra điện áp cao trên DC bus đó chính là nguồn điện áp đầu vào quá cao. Lúc này các bạn hãy đo điện áp đầu vào hoặc kiểm tra thông số dc bus lúc lỗi là bao nhiêu( thông số này thường lưu trong bộ thông số monitor của biến tần).

Biến tần bị quá áp đầu vào có thể do trạm biến áp có vấn đề làm tăng áp ở điện nguồn biến tần. Cũng có một số trường hợp quá áp nguồn do tủ tụ bụ có vấn đề.

Nếu điện áp đầu vào bạn đo thấy bình thường thì hãy tham khảo tiếp phương án thứ 2 bên dưới đây.

Lỗi quá áp OV do tải có quán tính lớn

Một nguyên nhân khác gây ra lỗi quá áp đó chính là tải của biến tần thuộc dạng tải có quán tính lớn nên dẫn tới có một số trường hợp động cơ trở thành máy phát tạo điện dội ngược lại DC gây lỗi quá áp. Lỗi quá áp này thường xuất hiện khi biến tần khởi động hoặc dừng lại. Trong trường hợp này có 2 cách để bạn xử lý như sau. Một là cài thời gian tăng giảm tốc của biến tần dài ra, hai là gắn điện trở xả cho biến tần.

Đối với trường hợp biến tần đã có sẵn điện trở xả thì nên kiểm tra xem có kích hoạt tính năng xả trên biến tần lên chưa ? Đối với một số dòng biến tần cũ không tích hợp bộ xả bên trong thì các bạn cần phải mua bộ xả rời để gắn cho biến tần trước khi gắn điện trở xả.

Lỗi quá áp cũng có thể xảy ra do bộ xả bên trong hoặc gắn ngoài của biến tần bị lỗi không xả điện dư được. Bạn cũng nên kiểm tra lại phần linh kiện này nếu biến tần vẫn bị báo lỗi quá áp liên tục.

Ngoài ra thì cũng có một số trường hợp biến tần lỗi quá áp do cảm biến đo điện áp bị hỏng dẫn tới kết quả trả về board xử lý không đúng nên làm cho biến tần bị báo lỗi.

Công ty TNHH điện và tự động hóa Hưng Long (Hung Long AE Co.,ltd)

Số 66, Ngõ 282 Kim Giang, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

Mua bán, lắp đặt, cài đặt, sửa chửa Biến tần và các thiết bị tự động hóa

#banbientan.com

0948.956.835Chat Zalo