Tìm hiểu một biến tần chạy đồng tốc nhiều động cơ. BIẾN TẦN TẠI HÀ NỘI

Trong thực tế sẽ có một số trường hợp biến tần chạy đồng tốc cho nhiều motor như sau, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Trường hợp một biến tần chạy cho nhiều động cơ

Đối với một số ứng dụng cần sự đồng bộ tốc độ với yêu cầu độ chính xác không cao và motor công suất nhỏ thì ta có thể sử dụng 1 biến tần để đồng tốc cho nhiều motor. Ví dụ như đối với hai motor chạy dầm biên cho cầu trục thì ta chỉ cần sử dụng 1 biến tần. Khi ta điều khiển chạy tới chạy lui thì hai motor này về tương đối sẽ chạy cùng một tốc độ và giúp cho cầu trục hoạt động tốt.

Một số hệ thống quạt của nhà xưởng sử dụng công suất nhỏ khoảng 0.75kw 1.1kW mà số lượng nhiều thì người ta cũng tận dụng khả năng chạy một biến tần để điều khiển tốc độ của hệ thống quạt này. Cái này thường phổ biến của hệ thống trang trại nuôi heo gà bò có dùng hệ thống quạt thông gió cho chuồng trại.

Lưu ý khi dùng 1 biến tần điều khiển đồng tốc nhiều động cơ

Đối với ứng dụng 1 biến tần chạy nhiều motor bạn cần lưu ý hai vấn đề như sau. Một là về vấn đề bảo vệ cho motor, bởi vì khi sử dụng 1 biến tần chạy nhiều motor thì biến tần không có khả năng bảo vệ được cho motor. Để giải quyết vấn đề này thì các bạn nên chọn giải pháp là dùng relay nhiệt cho từng motor để khi quá dòng thì sẽ biết motor nào bị lỗi.

Vấn đề thứ 2 là chọn công suất cho biến tần các bạn nên chọn loại có công suất lớn hơn tổng công suất của các động cơ từ 1.3-1.5 lần để đảm bảo độ bền cho biến tần. Ví dụ như dùng biến tần cho 2 motor mỗi con 0.4kW thì tổng công suất 2 motor là 0.8kW nhân với hệ số thì các bạn phải chọn loại khoảng 1.5kW là được.

Như vậy là mình đã giới thiệu cơ bản cho các bạn về vấn đề 1 biến tần chạy cho nhiều động cơ. Nếu cần tư vấn và hỗ trợ xin vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới của website.

Trường hợp đồng tốc nhiều biến tần

Trong thực tế cũng có nhiều loại máy móc sử dụng chạy đồng tốc theo phương án đồng tốc của nhiều motor bằng nhiều biến tần. Ví dụ như hệ thống băng tải cấp đông hay máy in ống đồng. Kiểu đồng tốc này có một số phương án thiết kế như sau:

  • Phương án thường sử dụng là lấy ngõ ra analog của biến tần này làm ngõ vào điều khiển tốc độ cho biến tần kia. Ví dụ như lấy ngõ ra biến tần A làm ngõ vào điều khiển biến tần B.
  • Một cách khác là sử dụng tham chiếu chung điện áp. Sử dụng một biến trở  sau đó kéo chân biến trở sang biến tần còn lại luôn. Cách này áp dụng cho 2 biến tần cùng hãng thì sẽ cho kết quả tương đối chính xác.

Trong những hệ thống đồng tốc nhiều biến tần để gia tăng độ chính xác thì người ta thường chọn loại biến tần điều khiển vòng kín có sử dụng hồi tiếp bằng encoder.

Công ty TNHH điện và tự động hóa Hưng Long (Hung Long AE Co.,ltd)

Số 66, Ngõ 282 Kim Giang, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

0948.956.835Chat Zalo