Cấu hình và cài đặt hệ thống xử lý ảnh

 

Lựa chọn ống kínhong kinh cam bien

Đối với mỗi ứng dụng, loại ống kính lựa chọn phải phù hợp với kích thước của vật thể được kiểm tra và khoảng cách giữa vật thể và camera.

Trong một vài ứng dụng, ta phải cần tới các ống kính đặc biệt. Ví dụ, để đo đạc hình học một cách chính xác, ta sử dụng một ống kính tele để loại bỏ khả năng méo ảnh do khoảng cách trong tầm quan sát của camera 

Trong hầu hết các trường hợp, ống kính có một vòng điều chỉnh lấy nétđộ mở sáng. Một số ống kính cũng có khả năng điều chỉnh phóng to, thu nhỏ.

Sử dụng ống mở rộng tiêu cự giữa máy ảnh và ống kính để thay đổi khoảng cách giữa ống kính và cảm biến. Điều này cũng làm tăng kích cỡ hình ảnh giống như ống kính có khả năng phóng đại (zoom).

Khóa học trực tuyến B018 Thiết bị quang học sẽ giới thiệu cho các bạn định nghĩa về tiêu cự, tầm quan sát, độ mở của ống kính… và các thông số này ảnh hưởng như thế nào tới hình ảnh thu được của máy ảnh.

Chiếu sángchieu sang

Loại và vị trí chiếu sáng là hai yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới độ ổn định và chính xác của việc kiểm tra vật thể.

Trong hệ thống xử lý ảnh, hình ảnh phải được chiếu đủ sáng và ánh sáng phải đồng đều, bằng nhau, hình ảnh phải có độ tương phản tốt và phải được lấy nét phù hợp.

Việc chiếu sáng ảnh hưởng tới nhiều thông số kiểm tra khác, các thông số này sẽ được giải thích chi tiết trong bài Chiếu sáng trong hệ thống quang học.

Bài giới thiệu Thiết bị quang học sẽ làm rõ các định nghĩa về tiêu cự, tầm nhìn, độ mở ống kính và ảnh hưởng của các thông số này tới hình ảnh thu được từ máy ảnh. 

Gắn cameracamera omron

Vị trí của máy ảnh thường phụ thuộc vào hình dạng của máy móc mà nó được gắn lên. Trong hầu hết các trường hợp, không gian bị giới hạn do đó vị trị gắn máy ảnh không thể lựa chọn một cách tùy ý.

Sự kết hợp giữa ống kính, chiếu sáng, vị trí máy ảnh phải cho một hình ảnh rõ ràng với độ tương phản tốt. Hơn nữa kích cỡ hình ảnh phải đủ lớn để cho phép kiểm tra với độ phân giải mong muốn. 

Điểm kích hoạtkich hoat

Hệ thống xử lý ảnh kiểm tra những hình ảnh chụp được rõ nét của vật thể và so sánh những chi tiết của hình ảnh thu được với các tiêu chí kiểm tra đạt hoặc không đạt. Quyết định đạt hoặc không đạt phụ thuộc vào việc vật thể có đáp ứng được tất cả các tiêu chí kiểm tra hay không.

Tuy nhiên do các vật thể thường chuyển động trong quá trình sản xuất công nghiệp, camera phải được kích hoạt bằng các tín hiệu bên ngoài để chụp được hình ảnh rõ nét trong khoảng thời gian phù hợp. 

Tín hiệu kích hoạt đảm bảo rằng vật thể nằm trong tầm quan sát và đồng thời vị trí nằm trong khoảng sai số chấp nhận được. Tín hiệu kích hoạt trong hầu hết các trường hợp được tạo ra bởi cảm biến vòng quay, cảm biến quang, cảm biến tiệm cận, hoặc cũng có thể từ bộ xử lý hình ảnh.

Thỉnh thoảng, camera cũng có thể phát tín hiệu kích hoạt cho thiết bị chiếu sáng để tạo xung ánh sáng đồng bộ với hình ảnh được chụp. Điều này giúp chống nhiễu do ánh sáng bên ngoài và phát ra cường độ sáng lớn hơn so với khi dùng kiểu chiếu sáng liên tục. 

 

Cài đặt phép đo

Nhiều hệ thống xử lý ảnh được cấu hình bằng việc lựa chọn các thông số sử dụng để quyết định việc kiểm tra có đạt hay không. Người sử dụng lựa chọn các công cụ kiểm tra, xác định vùng kiểm tra, và thực hiện cài đặt cho hệ thống. 

Thông qua việc sử dụng các mức ngưỡng trên và ngưỡng dưới áp dụng cho các đặc điểm được kiểm tra, hệ thống xử lý ảnh có thể tạo ra kết quả đánh giá cho quá trình kiểm tra. Nếu cần kiểm tra nhiều phần trên một vật thể, thì tất cả các điểm được kiểm tra phải đạt để có được kết quả kiểm tra cuối cùng là đạt.

Giao diện người dùng cho phép người sử dụng cài đặt hệ thống xử lý ảnh mà không phải mất nhiều thời gian để học lập trình.

 

 

 

0948.956.835Chat Zalo