Công nghệ Rơle Phần 2

Giới thiệu  my relay Rơ le MY omron

Giờ đây bạn đã hiểu biết khá nhiều về cách cấu tạo rơle, cách chúng vận hành và các nhân tố ảnh hưởng đến sự vận hành của rơle, chúng ta sắp xem xét về kết nối rơle ở phía nhà máy.

Thiết bị được gắn với phía tiếp điểm của rơle sẽ có
tác động lớn đến hoạt động và độ bền của rơle. Nhưng vì sao?

Trong bài học về công nghệ rơle này, bạn sẽ tìm hiểu về:

  • Cách các tải khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của rơle
  • Những tải nào làm giảm tuổi thọ dự kiến của rơle và cách các rơle được bảo vệ khỏi sự mài mòn này.
  • Cách xác định, cho một loại tải cho trước, lượng dòng điện và điện áp mà một rơle có thể xử lý.
  • Một số cấu hình rơle phổ biến

Tải của Rơle

Một “tải” là một thiết bị được cấp điện bởi mạch điện.

Việc chọn rơle và hiệu suất của rơle qua thời gian chịu ảnh hưởng của loại tải được kết nối với rơle.

Tải thường được phân loại là yêu cầu năng lượng Dòng điện Xoay chiều hoặc Dòng điện Một chiều và được phân loại chi tiết hơn theo bản chất chủ yếu là Điện, ,Điện dung hoặc Cảm ứng.

Mỗi loại tải có những nhu cầu độc nhất với các tiếp điểm rơle. Chọn sai loại rơle hoặc vận hành rơle vượt ra ngoài thông số kỹ thuật cho một loại tải cho trước, có thể làm giảm đáng kể tuổi thọ của rơle.

CLICK để xem thêm các loại tải >>

Dòng điện Kích từ

Dòng điện kích từ là dòng điện đầu vào tối đa, tức thời được tạo ra bởi một thiết bị điện khi được bật lần đầu tiên!

Dòng điện kích từ đi vào trong tải và sau một thời gian ngắn sẽ đạt được giá trị trạng thái ổn định.

Lưu ý biên độ của dòng điện kích từ (dòng điện cực đại) lớn hơn nhiều so với dòng điện có trạng thái ổn định. Mỗi loại tải sẽ ảnh hưởng đến dòng điện kích từ một cách khác nhau.

Ví dụ: Dòng điện kích từ của một động cơ, là một tải cảm ứng, có thể lớn hơn 5 đến 10 lần về biên độ so với dòng điện có trạng thái ổn định!

Lưu ý: Việc tăng vọt này của dòng điện xảy ra khi chuyển mạch cả Tải Dòng điện Xoay chiều và Dòng điện Một chiều. Dòng điện kích từ của tải diện dung là có hại nhất.

Bảo vệ Tiếp điểm

Trong những năm qua, các kỹ sư đã phát minh ra rất nhiều cách để giúp bảo vệ tiếp điểm khỏi sự tăng đột biết dòng điện hoặc sự phóng hồ quang ngoài việc chọn vật liệu làm tiếp điểm phù hợp.

Trong mạch lân cận, năng lượng sẽ gây ra hồ quang được hấp thụ bởi mạch RC cùng với tiếp điểm rơle. Điều này giúp giảm thiểu hồ quang và sự hư hại cho tiếp điểm.

Phải xem xét các chỉ tiêu thiết kế điện nhất định khi chọn điện trở và bộ tụ điện để tối ưu hóa sự bảo vệ.

Mạch này đôi khi được gọi là “mạch bảo vệ”

Điện áp và Dòng điện

Mức dòng điện và điện áp mà rơle có thể chuyển mạch an toàn được biểu thị cả trong bảng và trong biểu đồ.

Biểu đồ Chuyển mạch Tối đa này, dành cho rơle G2R-1-S biểu thị giới hạn của tiếp điểm cho cả Dòng điện Xoay chiều và Dòng điện Một chiều và tải điện trở cùng với tải cảm ứng.

Mặc dù công suất chuyển mạch dòng điện của rơle này là 10A cho cả tải điện trở và cảm ứng ở Dòng điện Một chiều 10V, chúng ta muốn kiểm tra công suất dòng điện tại Dòng điện Một chiều 24V.

Theo đường màu đỏ từ 24V lên tới đường tải Cảm ứng Dòng điện Một chiều và chuyển sang trái từ điểm giao cắt, chúng ta thấy khả năng tiếp điểm được giảm xuống 7A tại mức điện áp cao hơn này.

Bạn phải luôn tham khảo bản dữ liệu sản phẩm để biết chi tiết về việc cài đặt, sử dụng và các giới hạn điện phù hợp của rơle để đảm bảo an toàn và tuổi thọ hoạt động cao.

Độ bền của Rơle

Độ bền của rơle liên quan đến cả loại tải và dòng điện được các tiếp điểm của nó chuyển mạch.

Tại đây, chúng ta có thể xem độ bền của rơle đó tăng đối với:

  • Tải điện trở
  • Chuyển mạch điện áp thấp hơn
  • Chuyển mạch dòng điện thấp hơn

Ví dụ khi chuyển mạch tải điện trở Dòng điện 4A, 30VDC độ bền dự kiến là 350.000 lần vận hành.

Chúng ta cũng có thể thấy rằng độ bền của rơle giảm đối với:

  • Tải cảm ứng
  • Điện áp cao hơn
  • Dòng điện mạnh hơn

Khi cùng một Dòng điện Một chiều 4A, 30VDC vận hành một tải cảm ứng, số lần vận hành dự kiến giảm hơn 50% còn 150.000!

Cấu hình – 1

Cấu hình rơle thay đổi theo chức năng của chúng.

Thông thường, cần có nguồn điện cho cả phía cuộn dây và phía tiếp điểm của rơle. Hai bộ cấp điện không cần phải có cùng điện áp hoặc hoặc thậm chí có cùng loại điện. Một bộ cấp điện có thể là Dòng điện Xoay chiều và bộ cấp điện còn lại là Dòng điện Một chiều.

Ví dụ: cuộn dây hoặc phía đầu vào của rơle có thể được vận hành bằng Dòng điện Một chiều điện áp thấp nhưng tiếp điểm đầu ra có thể chuyển mạch Dòng điện Xoay chiều 110VAC.

Tuy nhiên, rơle còn được sử dụng để chuyển mạch dữ liệu mức thấp hoặc tín hiệu âm thanh và không cấp điện để vận hành động cơ hoặc bóng đèn.

Đóng công tắc và xem rơle bật tải!

Cấu hình – 2

Rơle có thể chuyển mạch nhiều đầu ra bằng một lệnh đầu vào.

Khi rơle được cấp điện, tất cả các tiếp điểm trong rơle sẽ chuyển mạch cùng một lúc.

Trong một số ứng dụng, có thể chuyển mạch bằng một rơle duy nhất các mạch yêu cầu điện áp khác nhau hoặc kết hợp Dòng điện Xoay chiều và Một chiều
nếu các tiếp điểm có đủ công suất và cách điện thích hợp.

Trong một số ứng dụng, tất cả tiếp điểm mang điện áp và dòng điện giống nhau nhưng thông tin qua mỗi tiếp điểm có thể khác nhau.
Ví dụ: có thể sử dụng một rơle để chuyển mạch cả tín hiệu âm thanh kênh bên trái và bên phải, mỗi tín hiệu trên một nhóm tiếp điểm riêng.

Bật rơle và xem nó chuyển mạch nhiều tải  trên các điện áp khác nhau.

Cấu hình – 3

Có thể cấu hình rơle kết hợp với các thiết bị khác để duy trì hoặc trì hoãn hoạt động của thiết bị.

Đây là một ví dụ về rơle được kết hợp với thiết bị hẹn giờ. Tín hiệu điều khiển khởi động thiết bị hẹn giờ và khi thời gian này kết thúc, rơle được cấp điện và tải BẬT.

Bật rơle và xem đầu ra bị trễ.

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0948.956.835Chat Zalo