Công nghệ Rơle Phần 1

Giới thiệumk s new model Rơ le công suất MKS

Rơle cơ điện có thể có chi phí thấp và trông giống một thiết bị vô cùng đơn giản. Rơle có thể có vẻ như một thiết bị không có gì đặc biệt và loại này cũng hoạt động như loại khác mà thôi. Không có gì sai lầm hơn thế!

Thực ra, ngành kỹ thuật quan trọng cần sản xuất sản phẩm đáng tin cậy có tuổi thọ cao mà vì lẽ đó người ta biết đến Rơle của Omron.

Trong bài học về công nghệ rơle này, bạn sẽ tìm hiểu về:

  • Cấu trúc Rơle
  • Các nguyên tắc vận hành quan trọng
  • Cuộn dây và tiếp điểm
Cấu trúc Rơle

Dạng phổ biến nhất của rơle cơ điện gồm một cuộn dây điện được cuốn trên một lõi sắt từ. Bộ phận này có cả một phần tĩnh được gọi là Ách từ (Yoke)và một phần động được gọi là Phần ứng (Armature).Phần ứng được liên kết cơ học với một tiếp điểm động.

Khi cuộn dây được cấp điện, từ trường được tạo ra xung quanh cuộn và được lõi tập trung lại Nam châm điện này hút phần ứng động để mở hoặc đóng trực tiếp các tiếp điểm điện.

Khi rơle bị ngắt điện (TẮT) từ trường biến mất và phần ứng, được lò xo phản hồi hỗ trợ, đưa tiếp điểm trở lại vị trí “bình thường” của nó.

Vận hành Cơ bản

Khi vận hành, có 5 bước cơ bản xảy ra khi rơle cơ điện được cấp điện và bị ngắt điện:

  1. Điện được cung cấp cho cuộn dây tạo ra
    từ trường.

  2. Từ trường được chuyển thành lực cơ học bằng cách hút phần ứng.

  3. Phần ứng động đóng/mở một hoặc nhiều tiếp điểm điện .

  4. Các tiếp điểm cho phép chuyển mạch điện sang tải như động cơ, bóng đèn, v.v

  5. Sau khi điện áp cuộn bị loại bỏ, từ trường biến mất, các tiếp điểm tách ra và trở về vị trí “bình thường” của chúng.

Các tiếp điểm có thể thường đóng hoặc thường mở.

Cài chốt với Không chốt

Rơle có thể là Cài chốt (Lưỡng ổn) hoặc Không chốt (Đơn ổn).

Phần mô tả hoạt động cơ bản của rơle mà chúng tôi đưa ra dựa trên rơle không chốt hay rơle đơn ổn. Rơle không chốt sẽ trở về trạng thái bình thường của nó khi bị ngắt điện trong khi rơle chốt thì không.

Cuộn dây Rơle

Thiết kế của cuộn dây rơle quyết định thông số kỹ thuật đầu vào
của rơle.

Rơle được phân loại theo điện áp yêu cầu để cấp điện cho cuộn dây của chúng. Nếu không đủ điện, từ trường của cuộn dây sẽ quá yếu để di chuyển tiếp điểm. Nếu quá điện đầu vào, cuộn dây có thể bị hỏng.

Một số rơle yêu cầu Dòng điện Một chiều được cấp đúng cực và một số rơle có thể sử dụng Dòng điện Xoay chiều hoặc Dòng điện Một chiều không phụ thuộc cực kết nối.

Cuộn dây rơle có thể yêu cầu phân cực cụ thể vì nhiều lý do khác nhau.

Rơle A sẽ hoạt động với Dòng điện Một chiều hoặc Dòng điện Xoay chiều và không yêu cầu đi dây đúng cực để rơle hoạt động.

Rơle B có một đi-ốt phát sáng để biểu thị khi cuộn dây được cấp điện. Đi-ốt phát sáng được phân cực, bởi vậy mặc dù cuộn dây rơle không có gì đặc biệt, sự có mặt của đi-ốt phát sáng yêu cầu nguồn điện đúng cực để đi-ốt hoạt động.

Rơle C sử dụng một nam châm vĩnh cửu để hỗ trợ lực điện từ. Cực của cuộn dây tại khe hở hoạt động là Bắc hoặc Nam tùy thuộc vào sự phân cực của cuộn dây. Vì các cực giống nhau thì đẩy và cực khác nhau thì hút, sự phân cực của cuộn dây là cần thiết để tạo ra lực thích hợp để rơle hoạt động.

 

 

 Tiếp điểm Rơle

Tiếp điểm là một bộ phận quan trọng của thiết kế rơle.

Tiếp điểm rơle chuyển mạch dòng điện và điện áp cho các loại thiết bị điện hoặc “tải” khác nhau. Thiết kế tiếp điểm và vật liệu làm tiếp điểm là hai vấn đề trọng yếu đối với hiệu suất của rơle.

Omron đảm bảo thiết kế tiếp điểm tốt, mọi thứ từ diện tích bề mặt đến vật liệu sử dụng đều được nghiên cứu và ứng dụng trong mọi loại Rơle cơ điện của Omron.

Lưu ý: Tiếp điểm rơle của Omron tuân thủ RoHs (các hạn chế về hóa chất độc hại).

 

Hoạt động của Tiếp điểm

Hoạt động của tiếp điểm nhìn có vẻ đơn giản. Chúng mở và đóng!

Tuy nhiên, thời gian hoạt động này lại vô cùng quan trọng đối với nhiều ứng dụng và các kỹ sư không những phải dựa vào dữ liệu của nhà sản xuất mà còn phải dựa vào tính nhất quán mà mọi rơle sẽ đạt các thông số kỹ thuật này.

Thời gian vận hành là thời gian từ khi cấp điện cho cuộn dây đến khi tiếp điểm đầu tiên đóng, không bao gồm sự nẩy tiếp điểm.

Thời gian nhả là thời gian cần để tiếp điểm mở sau khi đã ngừng cấp điện cho cuộn dây rơle.

Các thông số kỹ thuật khác bao gồm Điện áp Phải Vận hành  và Điện áp Phải Nhả.  Những thông số kỹ thuật này xác định điện áp tối thiểu cần để đóng tiếp điểm và điện áp tối đa mà tại đó tiếp điểm
sẽ mở.

Mòn Tiếp điểm

Tiếp điểm rơle là bộ phận hoạt động nhiều nhất của rơle và dễ bị mòn.

Mỗi lần tiếp điểm của rơle được đóng hoặc mở, có sự mài mòn nhất định ảnh hưởng đến hiệu suất của rơle cơ điện theo thời gian.

Mòn tiếp điểm là do:

Nhấp vào mỗi nhân tố ở trên để tìm hiểu thêm…

Vật liệu làm Tiếp điểm

Vật liệu làm tiếp điểm thích hợp tăng cường hiệu suất của Rơle cơ điện.

Lý tưởng là tiếp điểm rơle sẽ có độ dẫn điện cao, bề mặt rất sạch mà không bị ô xi hóa, độ chống mài mòn cao và diện tích bề mặt mang điện hiệu quả.

Để đáp ứng được những yêu cầu này, rơle sử dụng nhiều loại vật liệu làm tiếp điểm, chẳng hạn như những loại được liệt kê ở đây.

Như bạn có thể thấy, các kim loại quý thường được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các vật liệu khác để nâng cao hiệu suất của tiếp điểm.

Tiếp điểm Tự làm sạch

Một số tiếp điểm được thiết kế có hình cầu và phần ứng kết nối với tiếp điểm được phép vượt quá vị trí. Điều này dẫn đến việc lau tiếp điểm hoặc làm sạch bề mặt của chính nó và của tiếp điểm liên hợp!

Hoạt động cơ học này giúp duy trì điện trở tiếp xúc thấp theo thời gian.

Cấu hình Tiếp điểm

Vì rơle là công tắc, thuật ngữ áp dụng cho công tắc cũng được áp dụng cho rơle. Một rơle sẽ chuyển mạch một hoặc nhiều cực, mỗi cực của những tiếp điểm này có thể được đóng mở khi cấp điện cho cuộn bằng một trong ba cách:

  • Tiếp điểm thường mở (NO) kết nối mạch khi rơle được cấp điện; mạch bị ngắt kết nối khi rơle bị ngắt điện. Tiếp điểm này còn được gọi là tiếp điểm Kiểu A hoặc tiếp điểm “đóng”.
  • Tiếp điểm thường đóng (NC) ngắt kết nối mạch khi rơle được cấp điện; mạch được kết nối khi rơle bị ngắt điện. Tiếp điểm này còn được gọi là tiếp điểm Kiểu B hoặc tiếp điểm “ngắt”.
  • Tiếp điểm chuyển đổi (CO) hoặc hai tiếp điểm (DT) kiểm soát hai mạch: một tiếp điểm thường mở và một tiếp điểm thường đóng có một cực chung (xem ảnh). Tiếp điểm này còn được gọi là tiếp điểm Kiểu C hoặc tiếp điểm “chuyển mạch” (“ngắt rồi đóng”). Nếu loại tiếp điểm này sử dụng chức năng ” đóng rồi ngắt ” thì được   gọi là tiếp điểm Kiểu Dcontact.Nhấp vào hình để xem tóm tắt.
Sự nẩy Tiếp điểm

Sự nẩy tiếp điểm (còn được gọi là rung) là một đặc điểm phổ biến của cả công tắc và rơle cơ điện.

Tiếp điểm rơle thường được làm bằng kim loại đàn hồi bị ép tiếp xúc bằng bộ tác động. Khi các tiếp điểm đập vào nhau, lực xung và lực đàn hồi của chúng tác động với nhau tạo ra sự nẩy (lập bập).

Kết quả là một dòng điện có xung nhanh thay vì sự chuyển tiếp trơn tru từ không có điện đến toàn bộ dòng điện. Ảnh hưởng thường không quan trọng trong mạch điện, nhưng gây ra vấn đề trong một số mạch tương tự logic phản ứng đủ nhanh để dịch sai xung bật-tắt là một luồng dữ liệu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0948.956.835Chat Zalo