Cơ bản về bộ định thời

 

 ví dụ Ứng dụng:

Trước hết, chúng ta hãy nhìn vào cách bộ định thời được sử dụng trong tự động hóa nhà máy.

Đây là quá trình nước ép được chiết vào chai rỗng trên băng tải. Lượng nước vào chai được điều chỉnh bởi van điều khiển đóng/mở sử dụng bộ định thời.

Nó cũng được sử dụng trong một loạt các quá trình máy và dây chuyền sản xuất, chẳng hạn như thiết lập thời gian ép của máy ép hay thời gian khuấy trộn.

Cơ chế hoạt động:

Chúng ta hãy xem bộ định thời hoạt động và so sánh với hoạt động của rơle (relay).

Relay chuyển mạch tiếp điểm và gửi tín hiệu ra tại thời điểm khi cuộn dây có điện áp kích.
Bộ định thời thì khác, khi bộ định thời nhận được tín hiệu đầu vào, bộ phận thời gian bắt đầu đếm thời gian, khi đạt thời gian cài đặt, bộ định thời chuyển mạch tiếp điểm và gửi tín hiệu ra.  Nhấp vào vị trí của bộ định thời bên phải để xem hoạt động.

Như bạn thấy, bộ định thời khác relay ở chỗ cộng thêm yếu tố thời gian vào tín hiệu xuất ra .
Một biểu đồ thời gian có thể được sử dụng để hiển thị các hoạt động của bộ định thời và relay như sau: Nhấp vào dòng chữ màu xanh để hiển thị mô tả.

Chế độ hoạt động:

Chế độ hoạt động liên quan đến việc làm thế nào tín hiệu ra Mở (ON) / Tắt (OFF) khi đạt tới thời gian cài đặt.
Có bốn chế độ hoạt động cơ bản được sử dụng thường xuyên. Trong đó, phổ biến nhất là chế độ Bật trễ (hay còn gọi là ON Delay). Nhấp chuột vào từng biểu đồ thời gian để xem các ví dụ ứng dụng tương ứng.

Một vài bộ định thời được trang bị đến 10 chế độ hoạt động hoặc nhiều hơn. Trường hợp nhiều có chế độ hoạt động như vậy, trên timer sẽ có các DIP switch hay các nút gạt chọn chế độ cho người sử dụng.

Chế độ ON-delay Chế độ Interval
 t là thời gian cài đặt  t là thời gian cài đặt
Khi bộ định thời được cấp nguồn, nó sẽ xuất 1 tín hiệu ở ngõ rasau khoảng thời gian cài đặt (t). Khi bộ định thời được cấp nguồn điện, sẽ có (ON) tín hiệu ở ngõ ra cùng thời điểm bộ định thời được cấp nguồn, và duy trì ON trong khoảng thời gian chỉ định (t).
Chế độ OFF-delay Chế độ Flicker
 t là thời gian cài đặt  t là thời gian cài đặt
Khi bộ định thời được cung cấp nguồn điện, tín hiệu ngõ ra sẽ ON cùng thời điểm bộ định thời được cấp nguồn, và khi ngắt nguồn cung cấp cho bộ định thời, tín hiệu ngõ ra sẽ OFF sau khoảng thời gian định trước (t) Khi bộ định thời được cấp nguồn, ngõ ra MỞ / TẮT theo chu kỳ thời gian (t) đã cài đặt.

Phương thức khởi động:

Chế độ hoạt động được chia thành 2 loại theo phương thức khởi động. Chế độ hoạt động chúng ta đã học ở phần trước là khởi động bằng nguồn cấp. Chúng ta hãy dùng kiểu ON-delay làm ví dụ để thấy được sự khác biệt này.

Khởi động bằng nguồn (Power On Start) Khởi động bằng tín hiệu (Signal Start)
 Chế độ On-delay bằng nguồn điện    Chế độ On-delay bằng tín hiệu
Thời gian được tính ngay khi bộ định thời được cấp nguồn điện (hoặc ngắt nguồn điện).
H3Y và H3YN được trang bị sẵn chế độ khởi động bằng nguồn.
Điện áp của bộ định thời được cấp trước, và thời gian được bắt đầu tính khi kích hoạt MỞ/TẮT tín hiệu ngõ vào.

Các tín hiệu ngõ vào là cần thiết cho các dòng sử dụng phương thức khởi động bằng tín hiệu. Vì vậy chúng sẽ có nhiều Đầu nối.   Độ chính xác sẻ bị ảnh hưởng. Click vào chữ màu xanh để xem chi tiết.

*Các phương thức khởi động và chế độ hoạt động thay đổi tùy theo dòng timer.

Điện áp nguồn cấp:

Bạn phải cung cấp điện áp đến đầu nguồn của bộ định thời để sử dụng .
Điện áp này được mô tả ở mục Điện Áp Nguồn trong bảng thông số kỹ thuật.
Chọn timer có thông số kỹ thuật điện áp chính xác theo nguồn điện sẵn có của ứng dụng cần.

Thông số kỹ thuật bộ đặt thời gian:

Thông số kỹ thuật thời gian là thời gian mà bộ định thời có thể đếm được

Chọn bộ định thời có dải thời gian đếm được mà bạn cần sử dụng để chỉ định thời gian tác động. Loại H3YN và loại H3CR-A có nhiều dải thời gian tác động khác nhau chỉnh bằng DIP switch (công tắc gạt).

Mặt trước H3YN:

Ngõ ra điều khiển:

Ngõ ra Điều khiển là các tín hiệu mà bộ định thời gửi đi khi đạt đến thời gian đã cài đặt.

Các bộ định thời có 2 kiểu ngõ ra:  tiếp điểm hoặc transistor. Model bộ định thời khác nhau có ngõ ra tương ứng khác nhau.

Ngõ ra tiếp điểm (Ngõ ra Relay) Ngõ ra Transistor
Ngõ ra bộ định thời là 1 Relay.
“Ngõ ra tiếp điểm DPDT” đồng nghĩa với 2 tiếp điểm SPDT.
Do là tiếp điểm nên có thể bật tắt dòng điện tương đối lớn mà không cần quan tâm đến loại điện áp tải (AC/DC)
Ngõ ra bộ định thời là 1 Transistor. Do không là tiếp điểm mà là bán dẫn, cho nên nó có thể mở/đóng tải với tốc độ cao và tần số cao. Tuy nhiên nó chỉ sử dụng điện áp DC có dòng tải thấp hơn nhiều so với loại ngõ ra tiếp điểm.
 H3CR-A8  H3CR-A8S

Cách lắp đặt:

Có hai phương pháp lắp bộ định thời

Lắp rãnh thanh DIN Lắp trên mặt phẳng (gắn trên bề mặt tủ bảng điện)
Bộ định thời được lắp bên trong bảng điều khiển

Bộ định thời lắp trên mặt bảng điểu khiển

Để lắp đặt bộ định thời trên rãnh DIN, phải chọn thanh DIN lắp đặt tương thích với bộ định thời hoặc đế cắm dùng cho bộ định thời. Sau khi lồng vào bảng điều khiển, phải cố định bằng phụ kiện gá lắp (flush mounting adapter).

Có 2 loại kiểu đấu nối chính của bộ định thời: loại dùng đế cắm và dạng nối terminal. Click chuột vào chữ xanh để xem chi tiết. Thêm vào đó, một số model có đầu nối dây dạng kẹp (Cage Clamp) giúp đấu dây dễ dàng hơn.

Trong trường hợp đấu nối qua đế cắm, người sử dụng sẽ phải chọn loại đế cắm thích hợp. Click vào hình bên trên để xem nội dung tương ứng.

 Mức độ bảo vệ:

ức độ bảo vệ có nghĩa là mức độ mà các thiết bị được bảo vệ khỏi sự xâm nhập của bụi và nước. Các mức điển hình được quy định cụ thể theo tiêu chuẩn IEC , được thể hiện theo định dạng IP**. Cấp bảo vệ được thể hiện trong bảng thông số kỹ thuật  của thiết bị. Click vào ĐÂY để xem cấp bảo vệ của H5CX-N theo catalog.

Ngành công nghiệp thực phẩm đòi hỏi làm sạch các thiết bị theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh. Để gắn bộ định thời lên tủ điện ở nơi có thể bị văng nước, ta nên chọn bộ định thời với cấp bảo vệ tránh vô nước cao hơn.

 

0948.956.835Chat Zalo