Kỹ thuật chiếu sáng

Chiếu sáng trực tiếpchieu sang truc tiep

Trong số các kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật chiếu sáng được sử dụng rộng rãi nhất là chiếu sáng trực tiếp.Ánh sáng được chiếu trực tiếp đến một vật để tạo ra các bóng tối khác nhau.

Phương pháp chiếu sáng này được sử dụng cho việcnhận biết các đối tượng có thể chiếu sáng dễ dàng nhưng có yêu cầu cao về độ tương phản.Tuy nhiên, kỹ thuật này tạo ra sự phản quang lớn khi các đối tượng có bề mặt trơn, nhẵn.

Các nguồn sáng sử dụng kỹ thuật chiếu sáng này là:

  • Nguồn sáng vòng (ring-lights)
  • Nguồn sáng góc (angle lights)
  • Nguồn sáng vòng góc hẹp (low angle ring lights)
  • Nguồn sáng thanh (bar lights)

Chiếu sáng gián tiếp (Khuếch tán)chieu sang gian tiep

Phương pháp này tạo ra ánh sáng sau đó cho ánh sáng này khuyếch tán qua một tấm phẳng hoặc hình nón đểphân phối ánh sáng đồng đều lên đối tượng cần kiểm tra.

Kỹ thuật này hạn chế được sự phản xạ ánh sáng hơn so với phương pháp chiếu sáng trực tiếp. Do đó, phương pháp này thường được dùng để kiểm tra các vật thể bóng láng và/hoặc các vật thể có hình dạng không đồng đều.

Các nguồn sáng thường được sử dụng cho chiếu sáng gián tiếp là:

  • Nguồn sáng vòng ( ring-lights)
  • Nguồn sáng vòng góc hẹp ( low angle ring lights)
  • Nguồn sáng dạng nón (dome lights)
  • Nguồn sáng chiếu từ phía sau (back lights)
  • Nguồn sáng thanh (bar lights)

Chiếu sáng góc và chiếu sáng góc hẹp

chieu sang goc hep

Kỹ thuật chiếu sáng góc là kỹ thuật tạo nên ánh sáng với một góc thích hợp để phản ánh những chi tiết của một bề mặt phẳng.

Vì chỉ có sự thay đổi nhỏ nhất từ bề mặt phản hồi lại camera, phần bằng phẳng của bề mặt xung quanh chỗ thay đổi đó trở nên tối đi trong hình ảnh thu được của camera. Đây là lý do mà kỹ thuật chiếu sáng này còn được gọi là “Vùng tối”.

Có 2 loại:

  • Chiếu sáng góc: được sử dụng với góc chiếu lớn (˜45°) và được sử dụng để phát hiện sự thay đổi thông thường của bề mặt
  • Chiếu sáng góc hẹp: được sử dụng với góc bé (˜15°) và được sử dụng đểphát hiện những sự thay đổi nhỏ trên bề mặt của đối tượng. Nó cũng tạo ra “vùng tối” lớn

Tia hội tụtai hoi tu

Kỹ thuật này cung cấp ánh sáng cường độ cao bằng việchội tụ ánh sáng thành hàng, sử dụng ống kính hình trụ. Bạn có thể quan sát trên hình vẽ.

Kỹ thuật này được sử dụng nhiều cho việc kiểm tra liên quan đến các phép đo định tính của đối tượng.

Các nguồn sáng dùng cho phương pháp chiếu sáng hội tụ:

  • Nguồn sáng tia – Line lights

 

Chiếu sáng ngưng tụ (Condensing Lighting)chieu sang ngung tu

Kỹ thuật chiếu sáng ngưng tụ là kỹ thuật mà ánh sáng tập trung vào một chỗ hẹp trên đối tượng kiểm tra.

Những loại nguồn sáng này được sử dụng với ống kính tele như bạn có thể thấy trên hình vẽ.

Nguồn sáng thường được sử dụng cho chiếu sáng ngưng tụ là:

  • Nguồn sáng điểm – Spot lights

 

 

 

Chiếu sáng sau (Back Lighting)chieu sang tu phia sau

Với kỹ thuật này, ánh sáng được chiếu từ phía sau đối tượng. Do đó ảnh của đối tượng thu được từ camera được xem như bóng đen của vật đó.

Kỹ thuật này được sử dụng chủ yếu cho việc đo hay xác định khoảng cách và hướng của các bộ phận.

Nguồn sáng thường được sử dụng cho kỹ thuật chiếu sáng này là:

  • Chiếu sáng sau

Quan sát ví dụ trên hình vẽ ta thấy rằng chỉ các chùm sáng không bị chặn bởi đối tượng mới đến được camera.

 

 

0948.956.835Chat Zalo